Kể từ ngày 01-01-2008, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chính thức được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, đó là trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và cháy nổ. Theo ông Phùng Ðắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ chẳng quan tâm lắm đến các sản phẩm này. Ðối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, chỉ có những doanh nghiệp có mạng lưới rộng khắp toàn quốc mới có thể khai thác sản phẩm này, trong khi mạng lưới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn hạn hẹp. “Nguời ta mua bảo hiểm ở tỉnh này nhưng tai nạn xảy ra ở tỉnh khác thì giải quyết thế nào? Ðồng ý rằng các công ty bảo hiểm nước ngoài có thể mở rộng mạng lưới, nhưng nên nhớ rằng, đối với họ, lợi nhuận là trên hết. Có doanh thu mà không có lợi nhuận thì họ không làm”, ông Lộc nói.
Còn đối với bảo hiểm cháy nổ, theo quy định hiện hành, các cơ quan hành chính sự nghiệp như bệnh viện, truờng học, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, quận, huyện… đều phải mua bảo hiểm cháy nổ. Thực tế chẳng mấy ai mua. Ông Lộc nói: “Nhiều cơ quan cho biết, trong ngân sách chi tiêu của họ chẳng có khoản nào dành cho bảo hiểm cháy nổ. Thế thì sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bán cho ai?”. Nói là bắt buộc nhưng không mua cũng chẳng sao, trừ khi có hỏa hoạn xảy ra, lúc đó mới tìm người để quy trách nhiệm. Hiện chẳng có có chế nào giám sát cũng như có đủ nhân lực dể “bắt buộc” các cơ quan phải mua bảo hiểm cháy nổ.
Xét về đối tượng khách hàng, cũng kể từ ngày 01-01-2008, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được bán sản phẩm cho các doanh nghiệp nhà nước. Theo ông Lộc, điều này cũng chẳng có gì quan trọng vì các doanh nghiệp nhà nước sẽ cổ phần hóa hết.
Một trong những lĩnh vực các công ty bảo hiểm (phi nhân thọ) quan tâm là xây dựng lắp đặt. Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều, các công trình mọc lên sẽ trở thành một thị trường tiềm năng cho các công ty bảo hiểm. Các dự án có vốn dầu tư nước ngoài thuờng có xu hướng chọn doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, ví dụ dự án của Nhật sẽ chọn công ty bảo hiểm của Nhật. Ðây chính là lợi thế của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều công trình lựa chọn nhà bảo hiểm thông qua đấu thầu.
Bảo hiểm là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện có 30 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ là 22 và bảo hiển nhân thọ là 8. Số doanh nghiệp bảo hiểm nuớc ngoài là 16 (9 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ). Tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các doanh nghiệp này hiện trên 15.000 tỉ dồng. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2007 ước đạt 8.350 tỉ đồng đối với bảo hiểm phi nhân thọ và 9.500 tỉ đồng đối với bảo hiểm nhân thọ. Vốn đầu tư trở lại nền kinh đến nay ước khoảng 40.000 tỉ đồng.
Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ 09 tháng đầu năm đạt gần 6.000 tỉ dồng. Dẫn đầu là bảo hiểm xe cơ giới, đạt 1.717 tỉ dồng, tiếp đó là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 746 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt 661 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 603 tỉ đồng, và cuối cùng là bảo hiểm xây dựng lắp đặt 538 tỉ dồng. Các doanh nghiệp nằm trong top 5 đều của Việt Nam, gồm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PJICO và PTI.