Vào mỗi dịp tháng 7 tháng 8, mùa Ngâu về mang tới những cơn mưa với mật độ dày nhất trong năm. Dù chỉ đến trong một thời gian ngắn nhất định nhưng với lưu lượng nước mưa rất lớn, những vấn đề trong mùa mưa đã kéo theo nhiều nỗi niềm rất riêng của cư dân sinh sống tại một số khu vực Hà Nội.
Câu chuyện điểm nóng ngập lụt luôn là một đề tài thời sự được người dân truyền tai nhau trong mùa mưa bão và để đánh giá một nơi “đáng sống” thì không thể bỏ qua điều kiện thoát nước tại chốn an cư.
Nước về chỗ trũng
Dù Hà Nội là trung tâm hành chính của Việt Nam, nơi có sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện nhưng vấn đề ngập lụt mỗi khi vào mùa mưa bão vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn đối với cư dân sống tại thủ đô.
Có những trận mưa vừa phải cũng khiến một số khu vực đường phố trở nên lầy lội bởi nước đọng thành vũng lớn, vũng nhỏ. Với lượng mưa lớn hơn, các tuyến đường đó nhanh chóng ngập chìm trong nước và giao thông quanh khu vực cũng “vỡ trận” theo. Thậm chí tại một số khu đô thị mới, nước ngập đường, ngập hầm để xe gây bất tiện cho sinh hoạt, di chuyển, thiệt hại tài sản và vấn đề vệ sinh môi trường, dịch bệnh cũng vì thế mà phát sinh.
Ngoài những nguyên nhân sẵn có như địa hình vùng trũng hay sự thiếu sự điều tiết của các hồ điều hoà thì tình trạng úng ngập cục bộ tại khá nhiều điểm trong nội thành sau những cơn mưa lớn còn gắn liền với tốc độ đô thị hóa của thành phố.
Trên thực tế, diện tích xây dựng thủ đô Hà Nội đang ngày một mở rộng về các hướng. Mật độ xây dựng cao tỉ lệ thuận với số lượng cư dân tập trung đông đúc, các hồ điều hòa bị thu hẹp còn các vỉa hè, lòng đường đều bị bê tông hóa. Trong khi đó, quy hoạch hệ thống thoát nước của thành phố bị chậm nhịp nên lượng nước thường vượt quá công suất thoát nước.
Ngoài ra, hạ tầng đô thị quản lý cốt nền tại một số khu vực không theo tiêu chuẩn cũng là một nguyên nhân gây ra các vùng trũng mới khiến hiện tượng úng nước ngày một nghiêm trọng hơn sau mưa lớn.
Nếu ai đã từng sống trong cảnh ngõ nhà, phố nhà “thất thủ” với “giặc nước” sau những cơn mưa thì mới thấu hiểu sâu sắc giá trị của một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, trong đó việc thoát nước hiệu quả là một yếu tố không thể bỏ qua khi chọn nơi định cư. Khách mua nhà giờ đây kỹ tính hơn với các tiêu chuẩn thoát nước và mùa mưa chính là “phép thử” khá nghiêm khắc để đánh giá một chốn an cư đúng chuẩn.
Giới chuyên gia cũng cảnh báo xem xét trách nhiệm của từng đơn vị xây dựng và chủ đầu tư khi những “thương hiệu 5 sao” không có nghĩa là miễn nhiễm với “thương hiệu ngập lụt”, đồng thời khuyên người dân mua nhà cần cân nhắc hơn để tránh các điểm nóng cục bộ về úng lụt rải rác khắp nội thành thủ đô.
Nơi Hà Nội không phải “lội”
Bên cạnh những khu vực trũng gắn liền với “thương hiệu ngập lụt” thì cũng lại có địa danh mà ngay tại nơi “vượng khí, tụ thuỷ”, con nước tràn trề nhưng lịch sử luôn nhắc tên như một “cứ điểm an toàn” đối với vấn nạn lụt mùa mưa bão. Điếm sáng đó ôm một phần của Hồ Tây, tạo thành những khu đô thị hướng hồ đẳng cấp phía tây cửa hồ lớn nhất, nổi danh với cảnh quan cũng như thuyết phong thuỷ thịnh vượng từ Thăng Long xưa đến Hà Nội ngày nay.
Bờ tây Hồ Tây là một trong những khu vực nội thành thủ đô sở hữu thế đất cao ráo, nền đất chắc cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại không ngừng được nâng cấp. Ngoài thế đất cao sẵn có, lợi điểm lớn khác trong việc “trị thuỷ” của khu vực là có được Hồ Tây - “hồ điều hoà tự nhiên” rộng lớn nhất vùng nội đô Hà Nội. Tổng diện tích mặt hồ này lên tới 567 ha, có khả năng điều hòa trực tiếp cho diện tích lưu vực lên tới 930 ha (bao gồm cả diện tích mặt hồ và diện tích thu nước quanh hồ).
Nhờ đó, lưu lượng dòng chảy nước mưa tự nhiên được điều tiết một cách hiệu quả đồng thời giảm bớt kích thước của cống dẫn, công suất trạm bơm và chi phí dành cho xây dựng, quản lý hệ thống thoát nước. Thế nên, dù kế bên hàng trăm hecta nước mênh mang, “khu đất vàng” này chưa từng úng ngập hay đem đến những bất tiện cho cư dân trong mùa mưa bão.
Phối cảnh khu dự án Embassy Garden nhìn ra Hồ Tây (nguồn: www.embassygarden.com.vn).
Bên cạnh đó, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, khu vực liền kề xung quanh Hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Hà Nội mới. Những con đường mới như đường Võ Chí Công, đường 60m nối từ Phạm Văn Đồng ra Võ Chí Công hay đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đã và đang được hoàn hiện, cầu Nhật Tân cũng đã chính thức thông tuyến khiến diện mạo khu vực phía tây Hồ Tây trở nên hiện đại và năng động.
Không bỏ lỡ cơ hội ghi dấu trên“mảnh đất màu mỡ” đó, cùng với các công trình trọng điểm của thành phố, các đại gia bất động sản tiếng tăm đã nhanh nhạy phát triển những dự án mới đình đám nổi trội như The Link và Gardenville (Ciputra giai đoạn 2), D”el Dorado Phú Thượng (Tân Hoàng Minh), Embassy Garden (của Công Ty Cổ phần Phát triển Tài sản Việt Nam – VAD), Sun Grand City Tây Hồ (Sun Group),...
Trong tương lai gần, khi không gian đô thị tiếp tục phát triển mạnh mẽ cộng hưởng với giá trị sẵn có tại khu vực, hạ tầng phía tây Hồ Tây sẽ càng được chú trọng nâng cấp toàn diện và nơi đây hứa hẹn sẽ là một khu vực đáng sống bậc nhất của thủ đô hiện đại.