Ngày 21/6/2005, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trao giấy phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cho ACE Life. Lần này cũng là ACE với bảo hiểm phi nhân thọ và cũng gắn với một bối cảnh trọng đại. Chỉ riêng sự so sánh này cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc mở cửa dịch vụ trong quá trình Việt
Liberty Mutual, sau hơn 3 năm có mặt ở Việt Nam, sau 15 tháng nộp hồ sơ lên Bộ Tài chính, cũng đã có được điều mong muốn. Giấy phép trao cho Liberty Mutual ở thời điểm này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên với sự kiện Việt
Với sự kiện cấp phép cho ACE và Liberty Mutual, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sẽ có gần 20 công ty, trong đó yếu tố đầu tư nước ngoài chiếm gần một nửa với 4 công ty 100% vốn ngoại và các liên doanh. Nhưng, sự gia nhập của ACE và Liberty Mutual lần này không chỉ đơn thuần là cộng thêm con số hai công ty mới, mà là cộng thêm một tín hiệu nhiều đổi thay về sau.
Cũng như ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, bảo hiểm được dự báo sẽ là một điểm nóng trong thời kỳ hậu WTO về phát triển, cạnh tranh và có một giá trị cần được nhấn mạnh là người dân, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao hơn.
Cả ACE và Liberty Mutual đều là những nhà bảo hiểm hàng đầu trên thế giới về truyền thống, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và uy tín. ACE gắn với tên tuối trăm năm, với vụ mua lại Công ty Bảo hiểm Bắc Mỹ (INA) nổi tiếng, với tài sản trên 50 tỷ USD và mạng lưới khách hàng trên 140 quốc gia. Trong khi đó Liberty Mutual lại được biết đến với khối tài sản gần 80 tỷ USD cùng 38.000 nhân viên, 900 văn phòng trên toàn cầu.
Chỉ riêng những thông số cơ bản về hai thành viên mới trên cũng đã cho thấy tầm của áp lực cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt
Theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, sau 5 năm gia nhập, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép thành lập các chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Ngay từ thời điểm gia nhập, các hãng bảo hiểm nước ngoài cũng đã được tham gia thị trường Việt
Cụ thể, các công ty bảo hiểm nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; được cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.
Riêng dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, các hãng bảo hiểm nước ngoài được tham gia bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thương mại quốc tế và bảo hiểm hàng hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế.
Tất nhiên, trong cam kết, Việt
Và dù thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng doanh nghiệp đó vẫn không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường.
Nhưng, những ràng buộc trên không thể kéo dài; Việt
Theo TBKTVN, 20/11/2006