Tiến sĩ Edgar Puls, Giám đốc điều hành của HDI Global đã có bài chia sẻ quan điểm trên ấn bản năm 2021 của Báo cáo Rủi ro Toàn cầu. Ông có những nhận định và phân tích về thị trường bảo hiểm trong bối cảnh thị trường hiện nay và nêu những triết lý kinh doanh thời gian tới của HDI Global theo đó tập trung vào hợp tác với các nhà môi giới và quản lý rủi ro riêng lẻ (nhỏ) để có thể duy trì việc cung cấp bảo hiểm phù hợp và giá cả phải chăng.
Theo Tiến sĩ Edgar Puls, Giám đốc điều hành của HDI Global, thị trường bảo hiểm đang trải qua một giai đoạn điều chỉnh rất cần thiết sau 15 năm có nhiều thiếu hụt.
Về việc điều chỉnh những chính sách của HDI Global, ông Puls cho biết: “Dựa trên những điều khoản về chính sách kinh doanh của chúng tôi, những khoản lỗ và chi phí mà chúng tôi phải chịu luôn lớn hơn so với những gì đã nhận được từ phí bảo hiểm. Một số khó khăn khác như chi phí yêu cầu bồi thường tăng cao, sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng của yêu cầu bồi thường và sự gia tăng của thiên tai đòi hỏi chúng tôi cần phải hiệu chỉnh lại chính sách toàn cầu của mình. Cách tiếp cận của chúng tôi không phải là xây dựng một công thức phù hợp với tất cả, mà là một quá trình hiệu chỉnh lại từng rủi ro trong một quy trình minh bạch và cởi mở, làm việc với các khách hàng, nhà quản lý rủi ro và nhà môi giới, để xem xét từng rủi ro. Thực tế là việc tăng giá hay giảm phạm vi bảo hiểm là điều khách hàng không mong muốn do đó chúng tôi cần trao đổi thường xuyên với khách hàng cùng với sự rõ ràng minh bạch. Tôi nghĩ rằng cách tiếp cận trực tiếp này sẽ làm bền chặt thêm mối quan hệ với khách hàng. Thu hẹp khoảng cách giữa mức phí bảo hiểm và rủi ro không phải là cách khắc phục trong một sớm một chiều, tuy vậy ông chỉ ra rằng tăng phí bồi thường là xu hướng đang diễn ra.”
Ông cũng nêu ra 3 xu hướng chính hiện nay đối với thị trường bảo hiểm như sau:
1. Tần suất giảm nhưng mức độ nghiêm trọng của các yêu cầu bồi thường tăng lên.
Ông cho biết thêm rằng “Mức độ nghiêm trọng tăng lên bao gồm giá trị gia tăng của số tiền bảo hiểm trên mỗi mét vuông, và giá trị tiềm năng của chính các địa điểm, ví dụ, chi phí yêu cầu bồi thường gián đoạn kinh doanh. Hàng hóa đang được sản xuất cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn, cần có các loại phí bảo hiểm phù hợp. Và sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đã tăng lên trong những năm gần đây, tính dễ bị tổn thương được bộc lộ rõ ràng và được chứng minh bằng sự kiện kênh đào Suez bị chặn lại.
2. Sự gia tăng số lượng thiệt hại do thiên tai trên toàn cầu.
Trong năm nay đã có một số sự kiện thiên tai lớn và nghiêm trọng với chi phí yêu cầu bồi thường cao hơn các sự kiện lớn những năm trước: Bão Ida sẽ dẫn đến tổn thất bảo hiểm ước tính gần 35 tỷ euro, đợt lạnh Uri ở Texas - một trong những sự kiện thiên tải thảm khốc nhất trong thập kỷ qua với chi phí bảo hiểm ước tính trên toàn thị trường là hơn 10 tỷ euro và châu Âu là cơn bão Bernd với tổng thiệt hại được bảo hiểm ước tính hơn 8 tỷ euro, cũng là sự kiện thiên tai lớn nhất từ trước đến nay của Đức. Riêng HDI Global đã thanh toán 330 triệu euro cho những tổn thất được bảo hiểm từ Bernd và cùng với công ty thành viên HDI đã xử lý hơn 6.000 yêu cầu bồi thường.
3. Tăng mức yêu cầu bồi thường.
Ông Puls cho biết: “Năm nay, ở mức đỉnh điểm, chúng tôi đã ghi nhận gia tăng mức yêu cầu bồi thường từ 4% -8%, do thiếu hụt nguyên liệu thô như gỗ và thép. Theo kịch bản này, mức phí bảo hiểm cần phải theo kịp tốc độ lạm phát.”
Sau cùng ông nhận định rằng tất cả những xu hướng này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo rủi ro bằng việc định giá ở mức phù hợp: “Thật không may, điều này cũng được thể hiện qua các chỉ số tài chính chính của HDI Global. Vào năm 2020, tỷ lệ hoạt động kết hợp (COR) của chúng tôi vẫn nằm ở mức sai 100% - chính xác là: 104%. Trong trung hạn, chúng tôi đang đặt mục tiêu COR là 95% - và trong khi tôi vui mừng xác nhận rằng trong chín tháng đầu năm nay, chúng tôi đã đạt 98,6% vẫn sẽ đang tiếp tục cố gắng.”
Trong quá trình làm việc chặt chẽ với khách hàng, HDI cũng mở rộng đến chương trình nghị sự về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Ông Puls nhấn mạnh: “HDI Global tập trung chính vào E (môi trường) của ESG. Ở Đức, chúng tôi đã nằm trong trạng thái không phát thải carbon dioxide và sẽ thực hiện điều tương tự tại các chi nhánh trên toàn thế giới vào năm 2025.” Từ góc độ đầu tư, ông nói thêm rằng HDI sẽ cân bằng lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030, cũng đề cập đến trái phiếu xanh do công ty mẹ Talanx đưa ra vào mùa thu này: “Với tư cách là công ty bảo hiểm công nghiệp toàn cầu, chúng tôi muốn có thể theo dõi và hỗ trợ khách hàng của mình trong nhiệm vụ chuyển đổi hướng tới không phát thải carbon, khi họ đầu tư để thay thế các phương pháp và quy trình sử dụng carbon hiện tại bằng các quy trình thải ít carbon hơn hoặc thậm chí trung tính với carbon . Những thay đổi này trong hoạt động của họ cũng có thể mang lại những rủi ro mới, vì vậy chúng tôi tập trung vào phân tích những rủi ro này, giảm thiểu và bảo vệ cho họ”. Ông Puls cho biết thêm, phương pháp hợp tác này là trọng tâm trong triết lý của HDI Global, ông chia sẻ: “Theo nhiều cách, Covid-19 đã giúp đưa chúng tôi đến gần hơn với các nhà môi giới và khách hàng của mình.”
Ông Puls kết luận: “Chúng tôi cố gắng duy trì mục đích của mình là đề phòng những điều không mong muốn, việc trả yêu cầu bồi thường cho khách là thách thức thực sự đối với bất kỳ công ty bảo hiểm nào và điều này vẫn là trọng tâm của chúng tôi. Ví dụ, trong chín tháng qua, HDI Global đã thanh toán gần 5 tỷ euro tiền bồi thường. Để có thể tiếp tục làm điều đó, luôn có mặt kịp thời để giúp đỡ khách hàng khi họ cần, trở thành đối tác đáng tin cậy và có thể dự đoán được những rủi ro cho các nhà môi giới và khách hàng, chúng tôi phải tập trung vào việc đạt được tỷ lệ rủi ro phù hợp.”
Nguồn: Báo cáo rủi ro toàn cầu.