Theo một báo cáo mới đây, các nhà đầu tư toàn cầu, bao gồm nhà đầu tư tại quỹ lương hưu và quỹ tiết kiệm, có thể phải đối mặt với rủi ro đầu tư do tiêu chuẩn kém trong an toàn thực phẩm, sử dụng kháng sinh và quản lý môi trường trong ngành thịt, sữa và thủy sản tại Châu Á.
Báo cáo “Chăn nuôi công nghiệp ở Châu Á: Đánh giá rủi ro đầu tư" đã chỉ ra rằng sự quan tâm đầu tư vào các công ty liên quan đến sản xuất protein từ động vật ở Châu Á đang gia tăng nhanh chóng, cùng với đó cũng là sự gia tăng về thu nhập của tầng lớp trung lưu và khẩu vị đối với sản phẩm làm từ động vật. Đặc biệt đối với 12 thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam), nhu cầu về sản phẩm này được dự báo sẽ tăng 19% (khoảng 144 triệu tấn) vào năm 2025.
Tuy nhiên, những rủi ro về môi trường và xã hội cũng đang dần trở thành vấn đề được lưu tâm đối với lĩnh vực lương thực ở Châu Á. Các ví dụ có thể kể đến là cách Trung Quốc chuyển hướng sang các hoạt động thâm canh thay vì đẩy mạnh việc sử dụng kháng sinh; hoặc dịch cúm gia cầm năm 2016/17 mới nhất xảy ra ở Hàn Quốc dẫn đến việc tiêu hủy hơn 1/5 số gia cầm, làm cho lượng gà mái đẻ trứng giảm đến mức thấp nhất trong 5 năm.
Các nguy cơ ở Châu Á cũng gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc bằng 35% tổng sản lượng đậu nành của Braxin trong năm ngoái, điều này đã khuyến khích nạn phá rừng ở Nam Mỹ và những hậu quả tiềm ẩn to lớn đối với tổng lượng các-bon toàn cầu.
Ngành công nghiệp protein đang phải đối mặt với nhiều rủi ro về sự yếu kém trong công tác quản lý bền vững – yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Theo đó, năm rủi ro chính được nêu bật lên trong báo cáo là:
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng
- Rủi ro sức khoẻ cộng đồng
- Rủi ro môi trường
- Rủi ro phúc lợi động vật
- Rủi ro tiêu chuẩn lao động