Tình hình kinh tế xã hội
Việt
Đến nay
tất cả các DNBH đều đóng đủ vốn pháp định theo đúng lộ trình 3 năm sau ngày ban
hành NĐ 46/2007/NĐ-CP, hầu hết các DNBH đã sửa đổi bổ sung quy trình và thủ tục
khai thác bảo hiểm, giám định tổn thất và giải quyết bồi thường. Nhiều DNBH đã
đưa dữ liệu trên vào phần mềm quản lý phát huy được hiệu quả nhanh chóng, kịp
thời chính xác. Các DNBH đã tích cực phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, mở rộng
kênh phân phối sản phẩm, tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng uy
tín thương hiệu.
Thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 8.241 tỉ đồng tăng trưởng 28% nhận
tái bảo hiểm từ nước ngoài 176 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 1.954 tỉ
đồng. Nhìn chung các nghiệp vụ đều tăng trưởng trong đó bảo hiểm cháy tăng
125%, nông nghiệp 109%, xây dựng lắp đặt 68%, hàng hóa vận chuyển 38,5%, gián
đoạn kinh doanh 39%, trách nhiệm chung 33%, sức khỏe và tai nạn con người
30,5%, những thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng nói trên đã được các
DNBH chú ý khai thác để tăng trưởng.
Dẫn đầu
là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới doanh thu 2.517 tỉ đồng, xây dựng lắp đặt
1.098 tỉ đồng, thân tàu và TNDS chủ tàu 973 tỉ đồng, sức khỏe và tai nạn con
người 931 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro 723 tỉ đồng..
Dẫn đầu
doanh thu khai thác là PVI 1.975 tỉ đồng, Bảo Việt 1.935 tỉ đồng, Bảo Minh
1.064 tỉ đồng, PJICO 711 tỉ đồng, PTI 280 tỉ đồng. Năng lực bảo hiểm sau khi
trừ tái bảo hiểm dẫn đầu là Bảo Việt 1.560 tỉ đồng, Bảo Minh 776 tỉ đồng, PVI
729 tỉ đồng, PJICO 486 tỉ đồng, PTI 208 tỉ đồng.
Các
doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là Hùng Vương 272%, Bảo Ngân 141%, ACE
117%, SVIC 109%, Fubon 95%, BIC 72%, SVI 64%, PTI 56%, Chartis 51%. Bồi thường
toàn thị trường 2.399 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 29,1%, rủi ro cao vẫn là bảo
hiểm xe cơ giới, tỉ lệ bồi thường 43%, tàu và TNDS chủ tàu 37,6% còn các nghiệp
vụ khác đều dưới 30%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là SVI 97,8%,
Liberty 74,7%, Bảo Ngân 56,2%, Bảo Long 49%, ACE 44%.
1. Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 2.517 tỉ đồng tăng trưởng 17%,
bồi thường 1.074 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 43%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt
652 tỉ đồng, PJICO 374 tỉ đồng, Bảo Minh 301 tỉ đồng, PVI 292 tỉ đồng. Tỉ lệ
bồi thường có rủi ro cao là Lyberty 84%, Chartis 67%, Bảo Long 58%, SVI 54%,
VIA 52%, Bảo Minh 49%, Bảo Tín 48%, Bảo Việt 45%, PJICO 45%, PVI 43%. Bảo hiểm
bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 568 tỉ đồng. Dẫn đầu là Bảo Việt 158
tỉ đồng, Bảo Minh 93 tỉ đồng, AAA 50 tỉ đồng, PTI 46 tỉ đồng, Số tiền bồi
thường 229 tỉ đồng tỉ lệ bồi thường 40%, các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao
502%, Bảo Việt 48%, Bảo Minh 40%.
HHBHVN
phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt đào tạo tại Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh về giám định hiện trường - thu thập hồ sơ giải quyết bồi thường
cho hơn 200 cán bộ bảo hiểm của các DNBH. 6 tháng đầu năm đã tổ chức
tuyên truyền trên 100 bảng ghi nội dung xử phạt vượt đèn đỏ và không mua bảo
hiểm lắp đặt tại 31 ngã tư thành phố Nha Trang. Bộ Tài chính – Trung ương đoàn
– HHBHVN đang triển khai kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm bắt buộc TNDS trong
thanh niên. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã triển khai tài trợ đầu tư các công trình
khắc phục điểm đen đề phòng hạn chế tổn thất tại Kontum,, Lạng Sơn, Nam Định,
Bắc Cạn, Đồng Nai và chuẩn bị cho các công trình tại Bình Định, Đà Nẵng, Hưng
Yên với tổng số tiền tài trợ 13 tỉ đồng. Quỹ đã giải quyết hỗ trợ nhân đạo cho
2 trường hợp, hỗ trợ hoạt động VINABAI 500 triệu đồng, hỗ trợ cho hoạt động của
lực lượng Công an 2 tỉ đồng.
2.
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 1.098 tỉ
đồng tăng trưởng 55% trong đó tái bảo hiểm trong nước 316 tỉ đồng, tái bảo hiểm
nước ngoài 412 tỉ đồng, Bồi thường 296 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 27%. Các doanh
nghiệp doanh thu cao là PVI 248 tỉ đồng, Bảo Việt 143 tỉ đồng, Bảo Minh 136 tỉ đồng,
PJICO 87 tỉ đồng, SVI 86 tỉ đồng, các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao là SVI 136%
còn lại là dưới 40%.
HHBHVN
đã tổ chức khóa đào tạo bảo hiểm xây dựng lắp đặt kỹ thuật cao, công trình
ngầm, đường xe điện ngầm, thủy điện, điện hạt nhân.. do Hiệp hội bảo hiểm
Phi nhân thọ Nhật tài trợ kinh phí giảng dạy tại Học viện bảo hiểm phi nhân thọ
Nhật với 12 người tham dự đến từ các DNBH. Tuy nhiên mùa mưa bão đang đến,
thiên tai lũ lụt, ngập nước dẫn đến tổn thất lớn sẽ xảy ra.
3. Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu đạt
doanh thu 973 tỉ đồng, tăng trưởng 26%, trong đó tái bảo hiểm trong nước 241 tỉ
đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 280 tỉ đồng, các DNBH dẫn đầu về doanh thu gồm PVI
281 tỉ đồng, Bảo Việt 250 tỉ đồng, Bảo Minh 230 tỉ đồng, PJICO 87 tỉ đồng, Toàn
Cầu 28 tỉ đồng. Số tiền bồi thường toàn nghiệp vụ 365 tỉ đồng, chiếm 38%. Các
doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao VIA 138%, PVI 67%, còn lại dưới 36%. Thị
trường P&I tái tục với Hội tương hỗ chủ tàu quốc tế năm 2010 đỡ căng thẳng
về việc tăng phí hơn song các đội tàu Việt Nam vẫn xếp trong top 13 đội tàu cần
buộc phải kiểm tra an ninh an toàn cảng biển, xảy ra nhiều vụ bắt giữ tàu
Hiện
tượng trục lợi bảo hiểm khai báo tàu bị mất tích đối với tàu chạy pha sông biển
có nhiều dấu hiệu nghi vấn đang là vấn đề nổi cộm. Bảo hiểm đóng tàu bị ảnh
hưởng khi ngành công nghiệp tàu thủy đang bị chững lại. Mùa mưa bão đang đến sẽ
có nhiều rủi ro tổn thất lớn xảy ra nhất là tàu pha sông biển, tàu cá, ngay cả
khi đã đỗ an toàn ven biển vẫn bị bão lốc tàn phá.
HHBHVN
đã tổ chức khóa đạo bảo hiểm tàu biển & TNDS chủ tàu tại Học viện bảo hiểm
Malaysia với 12 người tham dự.
4.
Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt doanh thu 931 tỉ đồng,
tăng trưởng 30,5%. Dẫn đầu doanh thu Bảo Việt 371 tỉ đồng, Bảo Minh 170 tỉ
đồng, PVI 100 tỉ đồng, Chartis 36 tỉ đồng, PJICO 35 tỉ đồng. Số tiền đã giải
quyết bồi thường 284 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 31%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi
thường cao Bảo Long 83%, PJICO 74%, BIC 74%, Bảo Minh 63%, Liberty 60%, Vass
60%, AAA 52%, MIC 45%, SVIC 41%. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng phát triển sản
phẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn
hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu nhập khá giả muốn bổ sung cho chế độ
bảo hiểm y tế của nhà nước hoặc người sử dụng lao động của doanh nghiệp tham
gia bảo hiểm muốn quan tâm đến quyền lợi tốt hơn cho người lao động để dộng
viên giữ chân người lao động.
Tuy
nhiên hiện tượng trục lợi bảo hiểm vẫn xảy ra khi các DNBH chưa thể kiểm soát
chặt chẽ khâu điều trị như có người vẫn đi làm mà vẫn có được hồ sơ nằm viện,
có người cho người thân mượn thẻ điều trị chất lượng cao mà chưa được kiểm
soát.
Nhìn
chung tỉ lệ bồi thường toàn thị trường đã giảm đáng kể và tỉ lệ bồi thường của
từng DNBH đã có chuyển biến theo xu hướng tích do có sự thận trọng hơn trong
khai thác bảo hiểm. Thị trường vẫn xảy ra trường hợp cơ quan chính quyền dùng
công văn chỉ đạo trường học mua bảo hiểm tại một DNBH làm mất đi sự lựa chọn
của khách hàng.
5. Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt
doanh thu 725 tỉ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu doanh thu
gồm PVI 214 tỉ đồng, Bảo Minh 120 tỉ đồng, Bảo Việt 91 tỉ đồng và PJICO 48 tỉ
đồng, BIC 31 tỉ đồng. Số tiền giải quyết bồi thường 162 tỉ đồng, chiếm 22%
doanh thu, các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: Bảo Ngân 224%, BIC
100%, Bảo Long 46%, PJICO 43% còn lại là dưới 20%. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
đạt doanh thu 150 tỉ đồng, dẫn đầu là Bảo Việt 31 tỉ đồng, Bảo Minh 20 tỉ đồng,
Bảo Long 13 tỉ đồng, UIC 12 tỉ đồng, VIA 12 tỉ đồng. Bồi thường toàn thị trường
11 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 7%. DNBH có tỉ lệ bồi thường cao Bảo Long 46% còn
lại là dưới 13%. Tỉ lệ bồi thường trên chưa phản ánh hết số vụ thiệt hại do
cháy gây ra đang trong thời gian giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại và
đang giảiquyết bồi thường. Gần đây Hiệp hội đã cảnh báo nguy cơ cháy cao đối
với cơ sở sản xuất gỗ, giấy, giày da, may mặc, cháy chung cư tại Hà Nội đã đặt
ra vấn đề nhiều chung cư chưa được bảo hiểm và làm sao để các chung cư đều được
bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho các nhà bảo hiểm, cơ quan cảnh sát PCCC, chủ hộ
hay ban quản lý tòa nhà chung cư.
6. Bảo hiểm dầu khí đạt
doanh thu 723 tỉ đồng tăng trưởng 24% và PVI là DNBH chiếm vị trí tuyệt đối độc
quyền trong đó nhượng tái bảo hiểm trong nước 129 tỉ đồng, nhượng tái bảo hiểm
nước ngoài 462 tỉ đồng, PVI giữ lại 132 tỉ đồng (18%) chưa có tổn thất phải bồi
thường
7. Bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển đạt doanh thu 576 tỉ đồng, tăng 38,4% chứng tỏ xuất nhập
khẩu hàng hóa đang trên đà khôi phục và phát triển, tái bảo hiểm trong nước đạt
102 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 160 tỉ đồng, tỉ lệ tái bảo hiểm ra nước
ngoài 27,7%. Các DNBH có doanh thu cao Bảo Việt 158 tỉ đồng, PJICO 79 tỉ đồng,
Bảo Minh 49 tỉ đồng, PVI 47 tỉ đồng, SVI 17 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường chiếm 25%
tương đương 145 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm Fubon
56%, SVI 46%, riêng ACE có số tiền bồi thường cao gấp 36 lần phí thu được (5,8
tỉ đồng/160 triệu đồng).
8. Các sản phẩm bảo hiểm
khác
Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 250 tỉ đồng,
tăng 17%, bồi thường 24 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 10%,
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đạt
doanh thu 17,3 tỉ đồng (tăng 39%), bồi thường 1,5 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường
8,5%,
Bảo hiểm trách nhiệm chung đạt doanh thu 204 tỉ
đồng (tăng 33,5%), bồi thường 4,2 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 2%,
Bảo hiểm máy móc thiết bị đạt doanh thu 29 tỉ
đồng (giảm 7,2%), bồi thường 6,7%, tỉ lệ bồi thường 22,8%,
Bảo hiểm thiết bị điện tử doanh thu 42 tỉ đồng
(tăng 18,5%) bồi thường 4,5 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 10,5%.
Nhìn chung thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tiếp tục
cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh bằng hạ phí mở rộng điều khoản điều kiện bảo
hiểm để giành giật khách không tương xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm đã làm
cho nhiều DNBH năm 2008, 2009 thua lỗ về kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm.
Bài học cho thấy rằng hạ phí bảo hiểm thì dễ
nhưng tăng phí là việc vô cùng khó khăn, một DNBH tăng phí đi liền với giảm
doanh thu mất khách hàng, nếu đồng loạt tăng phí thì vi phạm Luật cạnh tranh.
Nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục ổn định và phát triển tạo đà
cho bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng và hiệu quả, 6 tháng cuối năm DNBH sẽ đối
mặt với thiên tai tai nạn bất ngờ xảy ra nhiều hơn. Các DNBH cần có chỉ đạo sát
sao để có được tăng trưởng 6 tháng cuối năm ở mức 30% và cả năm 2010 là 30%.