1. IPO 680 tỷ đồng của Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt đạt con số kỷ lục với 20.368 nhà đầu tư đăng ký, 13 đại lý lớn tham gia và tổng số nhà đầu tư trung gian tới 3.741.
2. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, cao nhất trong 5 năm qua, xấp xỉ chỉ tiêu chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng phê duyệt đối với Bảo hiểm phi nhân thọ là 9.000 tỷ đồng.
3. Doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 9.500 tỷ đồng tăng trưởng 12%, cao nhất trong 3 năm qua, đồng thời với việc các DN bảo hiểm nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và sử dụng đại lý bảo hiểm, phát triển một số sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu bảo hiểm y tế chất lượng cao, bảo hiểm tiền hưu trí vượt mức trần của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm trọn đời.
4. Chế độ quản lý nhà nước được hoàn thiện thêm một bước bằng việc ban hành NĐ 45 và NĐ 46 ngày 27/3/2007 và Thông tư 155, Thông tư 156 ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành luật Kinh doanh bảo hiểm theo xu hướng minh bạch công khai chế độ quản lý nhà nước và thủ tục hành chính, tăng cường tính chủ động cho DN bảo hiểm, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý kinh doanh bảo hiểm, nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người tham gia bảo hiểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế và cam kết WTO.
5. Nhà nước sửa đổi và ban hành 2 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong đó NĐ 130 Chính phủ, Thông tư liên tịch BTC-BCA số 41 và QĐ 28/BTC ngày 24/4/2007 về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Thông tư liên tịch BTC-BCA số 16 và QĐ 23/BTC ngày 29/4/2007 về chế độ BHBB TNDS chủ xe cơ giới, tạo điều kiện pháp lý để bảo hiểm phát triển.
6. Bộ Tài chính ban hành Quy chế triển khai sản phẩm thí điểm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BTC ngày 23/11/2007 và Quy chế triển khai thí điểm bảo hiểm liên kết đơn vị theo Quyết định số 102/2007/QĐ-BTC ngày 14/12/2007 tạo điều kiện ra đời hàng loạt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong đó người tham gia bảo hiểm vừa tích lũy tiết kiệm vừa bảo hiểm rủi ro vừa cùng hợp tác với DN bảo hiểm nhân thọ đầu tư vào thị trường tài chính chứng khoán sinh lãi cao và chấp nhận một phần rủi ro mạo hiểm.
7. Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt chọn HSBC là cổ đông chiến lược, Bảo Minh chọn AXA là cổ đông chiến lược. Điều này chứng tỏ các DN bảo hiểm Việt Nam đã nằm trong tầm ngắm chú ý để đầu tư của các DN bảo hiểm hàng đầu quốc tế, đồng thời tận dụng được kinh nghiệm, công nghệ, sản phẩm mới và hệ thống của đối tác chiến lược để phát triển phân phối sản phẩm bảo hiểm, nâng cao uy tín thương hiệu của mình.
8. Các DN bảo hiểm đồng loạt tăng vốn phù hợp với quy định pháp luật, nâng mức vốn pháp định lên 300 tỷ đồng đối với bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng đối với bảo hiểm nhân thọ, 200 tỷ đồng đối với bảo hiểm dầu khí hoặc vệ tinh hoặc bảo hiểm liên kết đầu tư, 10 tỷ đồng đối với thành lập chi nhánh thứ 21. Ngoài ra các DN bảo hiểm còn tăng thêm vốn để góp vốn thành lập tài chính, chứng khoán... Điều này giúp DN bảo hiểm mở rộng hoạt động kinh doanh sang các dịch vụ tài chính nâng cao khả năng tài chính, nâng cao năng lực bảo hiểm làm giảm đi đáng kể phải tái bảo hiểm ra nước ngoài đồng thời làm tăng uy tín và sự tin cậy của khách hàng.
9. Các DN bảo hiểm đã đầu tư vào nền kinh tế quốc dân trên 40.000 tỷ đồng tương đương 2,5 tỷ USD bằng vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (chủ yếu là trung và dài hạn).
10. Các DN bảo hiểm tích cực đóng góp vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong đó đóng góp 5% doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho kinh phí phòng cháy chữa cháy và 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới để tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông và thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới.